Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Chim chào mào

Chim chào mào là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Chim chào mào được tìm thấy chủ yếu ở vùng châu Á nhiệt đới. Ngày này, chim chào mào đã được đưa vào tự nhiên ở nhiều khu vực nhiệt đới trên thế giới. Chào mào có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên "mảng" trắng là màu đỏ.

Chim chào mào ăn trái cây, mật hoa và côn trùng nhỏ. Chim chào mào hiện diện ở nhiều nơi, từ trong rừng đồi và vào đến cả phạm vi thành phố. Tại Việt nam, chim chào mào còn có nhiều tên gọi khác như: chóp mào, hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ... nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào. Chim chào mào cho tiếng hót hay và dễ nuôi. Chúng là dòng chim phổ thông được giới chơi chim ưa chuộng.


Mùa sinh sản của chào mào đạt cao điểm từ tháng 12 đến tháng 5. Chúng có thể sinh sản một hoặc hai lần một năm. Màn tán tỉnh của con đực bao gồm cúi đầu, xòe đuôi và rủ cánh. 

Tổ chim chào mào có hình chén, được xây trên bụi rậm, tường tranh hoặc cây nhỏ. Nó được dệt bằng cành cây, rễ cây và cỏ mịn, và được tô điểm bằng các vật lớn như dải vỏ cây, giấy hoặc túi nhựa. Các ổ thường chứa hai đến ba quả trứng. Trứng nở sau 12 ngày. Cả con cha và con mẹ đều nuôi dạy con chúng. Chim non được cho ăn sâu bướm và côn trùng, và khi trưởng thành sẽ dần dần được cho ăn thêm trái cây và quả mọng. 

 

Trong chế độ nuôi nhốt, chim chào mào ban đầu thường được trùm áo lồng cho chim tránh bị sợ hãi. Khi chim quen chủ sẽ vui mừng khi chủ đến cho ăn. Về tiếng hót chúng có thể học tiếng hót của nhau, với những con đực sẽ dùng tiếng hót để đấu nhau. Ngoài giọng hót, giới chơi chim còn rất thích những chú chim chào mào đột biến mầu trắng, chúng luôn có giá rất cao.


Trong môi trường nuôi nhốt, chim chào mào sẽ được cho ăn cám, hoa quả, sâu ... Lồng chim chào mào cần đủ rộng để cho chúng có không gian nhẩy nhót. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét