This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Vịt uyên ương, loài vịt siêu dễ thương

Vịt uyên ương là loài thủy cầm có vẻ đẹp xuất sắc. Vịt uyên ương sinh sống chủ yếu ở miền đông châu Á như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Thế nhưng, những năm gần đây, do môi trường sống thay đổi nên số lượng loài này ở các vùng thuộc Nga, Trung Quốc đã suy giảm đáng kể, chỉ còn khoảng dưới 1.000 đôi.

Vịt uyên ương là loài chung thủy đi theo cặp. Đôi vịt uyên ương luôn sát cánh bên nhau, chỉ khi con mái ấp trứng cặp đôi mới tạm xa nhau sau đó lại trở về với nhau. Một con mái chỉ chung thủy với một con trống nên chúng được coi là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi.


Vịt uyên ương trống có bộ lông sặc sỡ, vô cùng nổi bật. Mỏ vịt uyên ương trống có màu đỏ, phía trên của mắt có một vệt lưỡi liềm lớn màu trắng, ngực có màu tía với hai kẻ sọc trắng, bên hai hông là màu hung hung đỏ và ở lưng có hai cụm lông tựa như hai cánh buồm màu da cam.

Vịt uyên ương mái (con ương) có mầu sắc bình thường không xuất sắc như con trống. Con mái có vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt và nhạt dần. Bộ lông của chúng có sọc nhỏ màu trắng bên hông, đầu mỏ nhạt màu. Chiều dài của một con vịt uyên ương không quá 45cm, trọng lượng trung bình mỗi con chỉ khoảng 0,5kg.


Vịt uyên ương được đưa về nuôi ở Việt Nam từ nhiều năm trước và đã thu hút sự chú ý của nhiều người thích nuôi chim cảnh. Cũng chính vì độ quý hiếm và vẻ ngoài cuốn hút nên vịt uyên ương có giá khá đắt đỏ. Do khả năng sinh sản ít cho nên giá vịt uyên ương cũng tương đối cao. Hiện nay, loài vịt này cũng chưa được nuôi phổ biến và có rất ít cơ sở chăn nuôi cung cấp giống. 


Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Chim chào mào

Chim chào mào là một loài chim thuộc bộ Sẻ phân bố ở châu Á. Chim chào mào được tìm thấy chủ yếu ở vùng châu Á nhiệt đới. Ngày này, chim chào mào đã được đưa vào tự nhiên ở nhiều khu vực nhiệt đới trên thế giới. Chào mào có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên "mảng" trắng là màu đỏ.

Chim chào mào ăn trái cây, mật hoa và côn trùng nhỏ. Chim chào mào hiện diện ở nhiều nơi, từ trong rừng đồi và vào đến cả phạm vi thành phố. Tại Việt nam, chim chào mào còn có nhiều tên gọi khác như: chóp mào, hoành hoạch mồng, chóp mũ đỏ, đít đỏ... nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào. Chim chào mào cho tiếng hót hay và dễ nuôi. Chúng là dòng chim phổ thông được giới chơi chim ưa chuộng.


Mùa sinh sản của chào mào đạt cao điểm từ tháng 12 đến tháng 5. Chúng có thể sinh sản một hoặc hai lần một năm. Màn tán tỉnh của con đực bao gồm cúi đầu, xòe đuôi và rủ cánh. 

Tổ chim chào mào có hình chén, được xây trên bụi rậm, tường tranh hoặc cây nhỏ. Nó được dệt bằng cành cây, rễ cây và cỏ mịn, và được tô điểm bằng các vật lớn như dải vỏ cây, giấy hoặc túi nhựa. Các ổ thường chứa hai đến ba quả trứng. Trứng nở sau 12 ngày. Cả con cha và con mẹ đều nuôi dạy con chúng. Chim non được cho ăn sâu bướm và côn trùng, và khi trưởng thành sẽ dần dần được cho ăn thêm trái cây và quả mọng. 

 

Trong chế độ nuôi nhốt, chim chào mào ban đầu thường được trùm áo lồng cho chim tránh bị sợ hãi. Khi chim quen chủ sẽ vui mừng khi chủ đến cho ăn. Về tiếng hót chúng có thể học tiếng hót của nhau, với những con đực sẽ dùng tiếng hót để đấu nhau. Ngoài giọng hót, giới chơi chim còn rất thích những chú chim chào mào đột biến mầu trắng, chúng luôn có giá rất cao.


Trong môi trường nuôi nhốt, chim chào mào sẽ được cho ăn cám, hoa quả, sâu ... Lồng chim chào mào cần đủ rộng để cho chúng có không gian nhẩy nhót. 

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Nhện gai mai rùa

Nhện gai mai rùa hay còn gọi là nhện có sừng. Khác với những con nhện bụng tròn, nhện gai mai rùa có chiếc lưng đặc thù, nếu ai lần đầu gặp chúng sẽ có đôi chút giật mình. Thậm chí nhìn vào mầu sắc cũng e sợ chúng có độc. Nhưng thực ra chúng hoàn toàn vô hại với con người mặc dù hình dáng của chúng trông rất ghê sợ. Chính vì có cái gai mà loài nhện này có thể tránh bị các loài chim săn đuổi. 

Nhện gai mai rùa được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Vòng đời của nhện gai mai rùa là khoảng 1 năm. Chúng đẻ ra bọc trứng từ 100-260 quả.

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Con liu điu chỉ, loài thằn lằn nhỏ có đuôi dài

Con Liu điu chỉ là một loài thằn lằn nhỏ, kỳ lạ này có một cái đuôi dài gấp sáu lần chiều dài thân và đầu của nó. Với bề ngoài đó có thể thấy nó khá giống một con rắn có chân. 


Liu điu chỉ có những hàng vảy to có sống chạy dọc trên lưng và có các vảy có hạt rất nhỏ ở bên hông. Vảy ở đuôi và ở bụng rất gồ. Đầu liu điu chỉ hình tam giác và thân có sọc xanh giống như rắn lục, đuôi dài nên người nào mới nhìn thấy lần đầu dễ giật mình.

Liu điu sống ở các khu vực có nhiều cỏ. Ngụy trang hình dạng của nó rất tài tình, vẻ ngoài và hoa văn lẫn màu sắc của nó hợp với màu cỏ khô. Đuôi dài của con liu điu giúp nó khỏi ngã khi leo trèo chậm hoặc di chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm, nối lìền nhau hoặc nơi cỏ đan vào nhau rời rạc và các nhánh tre nhỏ. 

Giống như các loài bò sát khác, liu điu linh hoạt khi trời nắng nhiều và sống ở nơi có độ cao tới 1.500m. Trong tự nhiên chúng dễ dàng bị làm mồi cho các loài chim và các loài động vật ăn thịt lớn hơn. Đuôi của liu điu chỉ rất dài và mong manh, dễ đứt. Tuy nhiên, cũng giống tắc kè: nó có thể mọc lại đuôi mới khi bị rụng.

Thức ăn chính của liu điu chỉ là các loài côn trùng đất như: ruồi, dế, sâu non. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Liu điu chỉ cái có thể sinh sản quanh năm. Chúng có thể đẻ tới 6 lần trong năm, mỗi lứa đẻ được khoảng 10 trứng.

Ở Việt Nam, liu điu chỉ thường bị săn bắt để làm thức ăn cho chim cảnh thì ở Mỹ, chúng lại được nuôi làm cảnh vì có màu sắc đẹp.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Rùa tai đỏ, rùa vạch đỏ - Loài rùa hung hăng, lỳ lợm và nguy hiểm

Rùa tai đỏ hay còn gọi là rùa vạch đỏ tên tiếng anh Red Ear Slider Turtle - tên gọi này xuất phát từ hình dáng bên ngoài: hai viền màu đỏ ở ngay phía sau mắt. Rùa tai đỏ có nguồn gốc Bắc Mỹ, chúng được du nhập vào Việt Nam từ năm 1994. Rùa tai đỏ có hoa văn khá đẹp, chúng là loài động vật ăn tạp như ăn cá nhỏ và các loại động thực vật thủy sinh.

Rùa tai đỏ sống bán cạn, chúng dễ thích nghi với nhiều loại môi trường sống. Rùa Tai Đỏ là loại động vật máu lạnh. Chúng không có thân nhiệt ổn định, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường bên ngoài. Khi nhiệt độ môi trường giảm xuống còn 20°C, chúng sẽ dần mất sức, nhiệt độ xuống tới 15°C chúng sẽ tiến vào trạng thái ngủ đông. Rùa tai đỏ có tập tính thích sưởi ấm mỗi khi ăn xong để sưởi ấm cơ thể tiêu hóa thức ăn.  


Rùa tai đỏ khoảng 3 tuổi trở đi sẽ phân biệt được đực cái. Con đực sẽ có phần móng dài đuôi dài to béo, còn con cái có phần móng ngắn đuôi ngắn nhỏ hơn. Rùa cùng độ tuổi, con cái luôn lớn hơn con đực. Sau khi trưởng thành, toàn thân rùa đực sẽ chuyển sang màu đen. Rùa cái vẫn giữ lại màu nâu vốn có.

Rùa tai đỏ có tuổi thọ cao, có thể lên tới 40 năm. Chúng có khả năng thích nghi rất tốt, cộng với lớp mai đặc biệt cứng cáp nên gần như không có đối thủ khi xâm lấn các môi trường khác. Rùa tai đỏ được cho là động vật xâm hại khá nguy hiểm, chúng ăn tạp, thông minh và đanh đá. Loài rùa này cũng có tốc độ sinh sản nhanh hơn so với nhiều loài rùa bản địa của Việt Nam. Một rùa cái trưởng thành tần suất sinh sản 5 lần trong một năm, với số lượng trứng mỗi lần lên tới 30 quả. Ngoài ra, kích cỡ khá lớn của rùa tai đỏ cái có thể thu hút rùa đực khác loài, dẫn đến tình trạng làm loãng gene của rùa bản địa. Ngoài ra rùa tai đỏ thường mang trong mình nhiều khuẩn gây bệnh, có thể khiến các sinh vật trong khu vực chịu nhiều tổn thương, thậm chí diệt vong. Rất nhiều báo cáo cho biết rùa tai đỏ mang trên mình vi khuẩn Salmonella - một dạng vi khuẩn gây bệnh thương hàn. Theo thống kê từ Trung tâm phòng chống Dịch tễ tại Mỹ, có tới 70% người nhiễm khuẩn Salmonella tại Chicago là do tiếp xúc với rùa tai đỏ.

Rùa tai đỏ có thịt và trứng rùa tai đỏ cũng khá thơm ngon, ngoài ra thịt rùa tai đỏ cũng được sử dụng làm thuốc. Tuy vậy những nguy hiểm tiềm tàng của chúng thì vẫn nên thận trọng nếu muốn nuôi làm cảnh hoặc làm thịt.

Nuôi và chăm sóc rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ trưởng thành, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 25 – 30°C. Nhiệt độ cho ăn là 20 – 35°C, nhưng sức ăn mạnh nhất ở nhiệt độ nước 29 – 32°C. Ở 36°C chúng sẽ ngừng ăn, 38°C ít ăn, có thể chịu được nhiệt độ đến 40°C. Khi nhiệt độ giảm xuống còn 16°C, rùa ở trong trạng thái ngủ đông, dưới 1°C, chúng có nguy cơ bị chết cứng.Với rùa nhỏ yếu thì cần hỗ trợ nhiệt độ trong mùa đông.

Về môi trường sống, chúng cần môi trường nước, có đảo nhỏ để chúng phơi nắng và nghỉ ngơi. Khi nuôi với các loài rùa bản địa chúng có thể cắn chết rùa bản địa. 

Rùa tai đỏ khá khỏe nhưng cũng cần vệ sinh nước và môi trường sống của chúng sạch sẽ. Chỉ nên cho rùa ăn vừa phải, không cho ăn dư thừa. Cho rùa Tai Đỏ ăn gì cũng có thời gian cố định, thông thường vào mùa xuân, mùa thu là từ 10 – 14h, mùa hè thì 7 – 9h hoặc 18 – 19h thì thích hợp.

Rùa tai đỏ không thích ăn thịt nấu chín. Vì chúng chỉ ăn đồ ăn sống như sâu bột, thịt tươi, rau quả, lươn chạch, nội tạng tươi, chuột non… Khi cho chúng ăn cũng cẩn thận rùa có thể cắn hoặc tấn công tay người.


Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Lửng mật ong, gã lãng du không sợ trời đất

Lửng mật ong là một loài động vật có vú thuộc họ chồn. Lửng mật ong là loài động vật thông minh, da dày, lỳ lợm và chẳng sợ độc. Lửng mật là loài động vật lợi hại bậc nhất trong thế giới động vật. Lửng mật ong có khả năng thích nghi rất cao, chúng phân bố rộng khắp thế giới.

Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 28cm, chiều dài cơ thể 50-77cm, phần đuôi dài 30cm. Con đực nặng từ 9-16kg, còn con cái nhỏ hơn, nặng từ 5-10kg. Dù có cơ thể nhỏ hơn sư tử và hổ báo nhưng lửng mật dám tranh ăn với cả đàn sư tử, cả đàn sư tử cũng chẳng làm gì được chúng.

 

Lửng mật có lớp da rất dày và chắc. Bộ da của lửng mật giúp chúng có thể phòng ngự trước mọi loại nanh vuốt của các loại thú khác. Không chỉ phòng ngự tốt, lửng mật bộ móng vuốt dài và hàm răng sắc nhọn cực khỏe. Ngoài ra lửng mật còn có thể kháng nọc ong, nọc rắn; dù bị rắn độc cắn trúng cũng không vấn đề gì. Không chỉ mật ong, thậm chí rắn độc chính là món ngon của lửng mật.

Lửng mật là loài rất thông minh, dẫu bị nhốt thì chúng cũng biết cách lợi dụng các công cụ để trốn thoát. Chúng là loài nghịch ngợm dám trêu chọc bất cứ mọi loại động vật.

Hầu hết lửng mật thường sống một mình trong các hang tự đào. Chúng là những kẻ đào đất chuyên nghiệp, chỉ trong 10 phút ngắn ngủi đã có thể tạo nên một cái hang trong lòng đất. Những cái hang này thường chỉ dài khoảng từ 1-3m. Lửng mật kiếm ăn đơn độc, tuy nhiên chúng cũng có thể phối hợp kiếm ăn cùng nhau trong mùa sinh sản.



Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Chim sếu đầu đỏ

Chim sếu đầu đỏ hay còn gọi là sếu cổ trụi. Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi lông, trừ một đám màu xám ở má.  Sếu đầu đỏ là một loài chim lớn di cư. Chúng là động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới.

Đặc điểm dễ nhận diện là da trần ở đầu và cổ sếu có màu đỏ. Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Mắt vàng cam, mỏ xám lục nhạt. 

Sếu đầu đỏ có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ.

Sếu đầu đỏ sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 - 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thuỷ sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thuỷ chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời.

 

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Tháp chim bồ câu hàng trăm năm tuổi ở Iran

Chim bồ câu, hay đúng hơn là phân của chúng, từng trở thành nguồn tài nguyên quý giá ở Iran. Phân từ chim bồ câu chủ yếu được sử dụng làm phân bón, ngoài ra cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp da với chức năng làm mềm da. Quan trọng hơn, phân chim là một thành phần thiết yếu trong sản xuất thuốc súng. Vì vậy, người dân Iran đã xây những tòa tháp cao 18 m để nuôi hàng nghìn con chim bồ câu.

Trong suốt thế kỷ 16 và 17, nhất là vào khoảng thời gian trị vì của triều đại Safavid, người Iran xây dựng rất nhiều tháp chim bồ câu. Chim bồ câu được nuôi thuần hóa không phải để lấy thịt (vì loài chim này đặc biệt được tôn kính trong đạo Hồi), mà chỉ để lấy phân. Người dân địa phương thu gom phân chim để bón ruộng dưa hấu và dưa chuột. 

 

Người thời Safavid có sở thích đặc biệt với dưa và tiêu thụ khối lượng rất lớn. Phân chim bồ câu được cho là loại phân tốt nhất cho những loại cây trồng này. Các tháp được xây dựng với mục đích thu hút chim bồ câu đến làm tổ và người dân có thể thu hoạch phân của chúng. 

 Vào thời kỳ thịnh hành, thành phố Isfahan có khoảng 3.000 tháp chim bồ câu. Ngày nay, khoảng 300 tháp vẫn nằm rải rác khắp vùng nông thôn trong tình trạng hư hỏng khác nhau. Phân bón và hóa chất hiện đại đã khiến những công trình kiến ​​trúc tuyệt đẹp này trở nên lỗi thời, dẫn đến việc các tháp bồ câu bị bỏ hoang trên những cánh đồng.


 

 Tháp chim bồ câu điển hình có hình trụ, được xây bằng gạch bùn không nung, vôi và thạch cao. Các tháp có đường kính từ 10 đến 22 m và cao từ 18 m trở lên, có thể nuôi tới 14.000 con chim bồ câu. Tháp này được xây dựng như những pháo đài bất khả xâm phạm có thể che chở chim bồ câu khỏi những kẻ săn mồi. Kích thước nhỏ của lối vào ngăn các loài chim lớn như diều hâu, cú hoặc quạ.

 Bên trong tháp bao gồm vô số tổ nhỏ xếp thành lớp đều nhau như bàn cờ, dọc theo các bức tường. Việc bố trí các chuồng chim kiểu bàn cờ này giúp sử dụng hiệu quả không gian, tối đa hóa số lượng lỗ và giữ cho trọng lượng cũng như khối lượng vật liệu xây dựng được sử dụng ở mức tối thiểu. 


Các tổ nuôi chim bồ câu có kích thước khoảng 20x20x28 cm, với một cây sào ngắn nhô ra ngoài. Tường của tháp được thiết kế nghiêng vào trong cho phép phân chim bồ câu rơi trực tiếp vào trung tâm hố thu gom phía dưới.  Các tháp được mở mỗi năm một lần để thu hoạch phân.


 Những con chim không bị bắt và huấn luyện để chui vào tháp mà là chúng bị thu hút theo bản năng, do kiến trúc của tháp giống những gờ đá và kẽ hở nơi chim bồ câu thích làm tổ, giao phối và nuôi con non trong tự nhiên. Những con chim chỉ được cung cấp nơi ở, còn thức ăn thì không. Ban ngày chúng đi kiếm nước và thức ăn. Vào ban đêm, những con chim sẽ trở lại tháp bồ câu.

Lười - loài động vật chậm chạp và lười biếng

Lười có 6 loài, chúng sống chủ yếu ở Nam Mỹ. Đặc trưng chung của lười là sự chậm chạp và ít vận động và có ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ, nhưng đây chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống không có nhiều chất dinh dưỡng thì chúng phải tiết chế năng lượng bằng cách hạn chế sự vận động. Chúng ngủ khoảng 9-16 tiếng 1 ngày, ăn uống chủ yếu là lá cây. 

Khi nuôi nhốt được thỏa mãn các nhu cầu dễ dàng thì lười thường ngủ nướng hơn 16 tiếng mỗi ngày. Nhưng trong tự nhiên lười chỉ ngủ chưa tới 10 tiếng, các con lười chỉ ngủ 9,6 tiếng mỗi ngày.

Ít vận động nên Lười sử dụng rất ít năng lượng. Lười chậm chạp đến mức động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh. Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Vì chậm chạp nên lười gần như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ.


Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ, vì thế Lười có thể quay đầu 270 độ. Điều này cho phép chúng đánh hơi thấy những kẻ săn mồi đang đến từ hầu hết mọi hướng. Đây chính là một lợi thế đặc biệt hữu ích khi chúng dành gần như toàn bộ thời gian để bất động trên cây. 

Sống bám trên cây nên các chi của lười có những sợi gân đặc biệt khỏe mạnh; đầu các ngón có móng vuốt mọc cong giống như chiếc móc giúp chúng dễ dàng bám chặt và treo ngược trên cành cây. Thậm chí có những chú lười đã chết nhưng vẫn bám chặt vào cành cây.

Lười có thể bám chặt ngược lâu mà không sợ việc tụ máu trên đầu. Bí mật nằm ở hệ thống tuần hoàn của lười cũng có một van đặc biệt, ngăn chặn được sự tụ máu trên đầu.

Lười di chuyển chậm chạp trên người có thể bê bết bùn đất, rêu .. Nhưng thật ra chúng không hề bốc mùi, vì chúng không toát mồ hôi. Và điều này có ý nghĩa rất lớn khi giúp chúng tránh được khả năng đánh hơi của những loài ăn thịt, và dễ dàng hòa vào môi trường tự nhiên.

Hệ tiêu hóa của lười cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải.

Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm.

Chế độ ăn của con lười rất kém đa dạng về mặt dinh dưỡng, cùng với đó là sự chầm chậm ít di chuyển để tìm kiếm thức ăn, bởi vậy chúng cần dạ dày có kích thước lớn và có nhiều buồng để có thể chứa được nhiều thức ăn. Con lười có thể mất đến hàng tháng trời để tiêu hóa hết 1 bữa ăn, và nó cần một lối sống ít hoạt động để giữ cho việc dị hóa năng lượng ở mức càng thấp càng tốt điều này thường làm thân nhiệt của con lười hạ xuống rất thấp. Khi thân nhiệt xuống quá thấp, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ dừng hoạt động, đồng nghĩa với việc dù đã ăn đủ cho cả tháng trời, nhưng con lười vẫn có thể chết đói, bởi vì thức ăn trong đường tiêu hóa của chúng không hề bị tiêu hóa.

 

 

 

 

 

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Hệ thống hô hấp ống khí của côn trùng

Cá hô hấp bằng mang; động vật có vú, động vật bò sát hô hấp bằng phổi, loài lưỡng cư còn có thể hô hấp qua da. Ở côn trùng cơ quan hô hấp của chúng là hệ thống ống khí, quá trình trao đổi khí diễn ra trực tiếp giữa cơ quan hô hấp với các tế bào. Côn trùng vì thế không có mũi như động vật trên cạn khác.

Hệ thống ống khí spiracles trên da giúp đưa oxi tiếp xúc trực tiếp với từng tế bào mà không cần thông qua hệ tuần hoàn. Những lỗ ngoài da này, đóng vai trò như các van đóng mở, dẫn không khí đến hệ thống hô hấp nội bộ bằng rất nhiều các ống có mật độ dày đặc được gọi là tracheae.

Hệ thống hô hấp của côn trùng hoạt động như một miếng bọt biển. Bọt biển có những lỗ nhỏ để nước vào bên trong làm ẩm miếng bọt biển. Tương tự như vậy, các lỗ hổng trên da (spiracle) cho phép không khí vào hệ thống khí quản nội bộ thấm các mô của côn trùng với oxy. Carbon dioxide được chuyển hóa cũng thoát ra khỏi cơ thể thông qua các spiracles. Các spiracles có thể được mở và đóng một cách hiệu quả để giảm sự mất nước. Các van spiracles được điều khiển bởi các cơ xung quanh nó.

Côn trùng có thể kiểm soát hô hấp ở nhiều mức độ. Một con côn trùng có thể mở và đóng spiracles bằng cách sử dụng các cơ. Ví dụ, một con côn trùng sống trong môi trường khô cằn, sa mạc có thể giữ các van spiracle đóng lại để tránh mất độ ẩm. Ngoài ra, côn trùng có thể đẩy không khí xuống khí quản bằng việc mở liên tục các van spiracles, do đó đẩy nhanh việc cung cấp oxy. Trong trường hợp nhiệt độ cao, côn trùng thậm chí có thể thổi không khí bằng cách luân phiên mở các spiracles.

Tuy nhiên, tỷ lệ oxy trong không khí là không thể kiểm soát. Từ thời tiền sử, tỷ lệ oxy trong không khí rất cao, do đó côn trùng sử dụng hệ thống hô hấp này và nó có kích thước to hơn rất nhiều so với hiện nay. Ngày nay tỷ lệ oxy thấp hơn nên kích thước của cồn trùng cũng vì thế mà nhỏ đi.

Khi ở dưới nước côn trùng vẫn có những cách riêng để tồn tại. 

Oxy chiếm 20% trong không khí và chiếm khoảng 0,00015% trong nước. Mặc dù vậy, một số loài ấu trùng côn trùng vẫn có thể sống trong nước trước khi chúng trưởng thành.