This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2021

Chim sếu đầu đỏ

Chim sếu đầu đỏ hay còn gọi là sếu cổ trụi. Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi lông, trừ một đám màu xám ở má.  Sếu đầu đỏ là một loài chim lớn di cư. Chúng là động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới.

Đặc điểm dễ nhận diện là da trần ở đầu và cổ sếu có màu đỏ. Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Mắt vàng cam, mỏ xám lục nhạt. 

Sếu đầu đỏ có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ.

Sếu đầu đỏ sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 - 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thuỷ sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thuỷ chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời.

 

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

Tháp chim bồ câu hàng trăm năm tuổi ở Iran

Chim bồ câu, hay đúng hơn là phân của chúng, từng trở thành nguồn tài nguyên quý giá ở Iran. Phân từ chim bồ câu chủ yếu được sử dụng làm phân bón, ngoài ra cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp da với chức năng làm mềm da. Quan trọng hơn, phân chim là một thành phần thiết yếu trong sản xuất thuốc súng. Vì vậy, người dân Iran đã xây những tòa tháp cao 18 m để nuôi hàng nghìn con chim bồ câu.

Trong suốt thế kỷ 16 và 17, nhất là vào khoảng thời gian trị vì của triều đại Safavid, người Iran xây dựng rất nhiều tháp chim bồ câu. Chim bồ câu được nuôi thuần hóa không phải để lấy thịt (vì loài chim này đặc biệt được tôn kính trong đạo Hồi), mà chỉ để lấy phân. Người dân địa phương thu gom phân chim để bón ruộng dưa hấu và dưa chuột. 

 

Người thời Safavid có sở thích đặc biệt với dưa và tiêu thụ khối lượng rất lớn. Phân chim bồ câu được cho là loại phân tốt nhất cho những loại cây trồng này. Các tháp được xây dựng với mục đích thu hút chim bồ câu đến làm tổ và người dân có thể thu hoạch phân của chúng. 

 Vào thời kỳ thịnh hành, thành phố Isfahan có khoảng 3.000 tháp chim bồ câu. Ngày nay, khoảng 300 tháp vẫn nằm rải rác khắp vùng nông thôn trong tình trạng hư hỏng khác nhau. Phân bón và hóa chất hiện đại đã khiến những công trình kiến ​​trúc tuyệt đẹp này trở nên lỗi thời, dẫn đến việc các tháp bồ câu bị bỏ hoang trên những cánh đồng.


 

 Tháp chim bồ câu điển hình có hình trụ, được xây bằng gạch bùn không nung, vôi và thạch cao. Các tháp có đường kính từ 10 đến 22 m và cao từ 18 m trở lên, có thể nuôi tới 14.000 con chim bồ câu. Tháp này được xây dựng như những pháo đài bất khả xâm phạm có thể che chở chim bồ câu khỏi những kẻ săn mồi. Kích thước nhỏ của lối vào ngăn các loài chim lớn như diều hâu, cú hoặc quạ.

 Bên trong tháp bao gồm vô số tổ nhỏ xếp thành lớp đều nhau như bàn cờ, dọc theo các bức tường. Việc bố trí các chuồng chim kiểu bàn cờ này giúp sử dụng hiệu quả không gian, tối đa hóa số lượng lỗ và giữ cho trọng lượng cũng như khối lượng vật liệu xây dựng được sử dụng ở mức tối thiểu. 


Các tổ nuôi chim bồ câu có kích thước khoảng 20x20x28 cm, với một cây sào ngắn nhô ra ngoài. Tường của tháp được thiết kế nghiêng vào trong cho phép phân chim bồ câu rơi trực tiếp vào trung tâm hố thu gom phía dưới.  Các tháp được mở mỗi năm một lần để thu hoạch phân.


 Những con chim không bị bắt và huấn luyện để chui vào tháp mà là chúng bị thu hút theo bản năng, do kiến trúc của tháp giống những gờ đá và kẽ hở nơi chim bồ câu thích làm tổ, giao phối và nuôi con non trong tự nhiên. Những con chim chỉ được cung cấp nơi ở, còn thức ăn thì không. Ban ngày chúng đi kiếm nước và thức ăn. Vào ban đêm, những con chim sẽ trở lại tháp bồ câu.

Lười - loài động vật chậm chạp và lười biếng

Lười có 6 loài, chúng sống chủ yếu ở Nam Mỹ. Đặc trưng chung của lười là sự chậm chạp và ít vận động và có ngoại hình trông khá ngu đần, thờ ơ, nhưng đây chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống không có nhiều chất dinh dưỡng thì chúng phải tiết chế năng lượng bằng cách hạn chế sự vận động. Chúng ngủ khoảng 9-16 tiếng 1 ngày, ăn uống chủ yếu là lá cây. 

Khi nuôi nhốt được thỏa mãn các nhu cầu dễ dàng thì lười thường ngủ nướng hơn 16 tiếng mỗi ngày. Nhưng trong tự nhiên lười chỉ ngủ chưa tới 10 tiếng, các con lười chỉ ngủ 9,6 tiếng mỗi ngày.

Ít vận động nên Lười sử dụng rất ít năng lượng. Lười chậm chạp đến mức động tác của nó trông giống như kỹ thuật chiếu chậm được dùng trong điện ảnh. Nó chậm đến nỗi cây cỏ cũng có thể mọc trên người nó. Vì chậm chạp nên lười gần như bất động và hòa mình vào môi trường. Khi dịch chuyển trên đất, tốc độ nhanh nhất mà nó có thể đạt được là 160m/giờ.


Lười có cấu tạo 3 đốt xương phụ ở cổ, vì thế Lười có thể quay đầu 270 độ. Điều này cho phép chúng đánh hơi thấy những kẻ săn mồi đang đến từ hầu hết mọi hướng. Đây chính là một lợi thế đặc biệt hữu ích khi chúng dành gần như toàn bộ thời gian để bất động trên cây. 

Sống bám trên cây nên các chi của lười có những sợi gân đặc biệt khỏe mạnh; đầu các ngón có móng vuốt mọc cong giống như chiếc móc giúp chúng dễ dàng bám chặt và treo ngược trên cành cây. Thậm chí có những chú lười đã chết nhưng vẫn bám chặt vào cành cây.

Lười có thể bám chặt ngược lâu mà không sợ việc tụ máu trên đầu. Bí mật nằm ở hệ thống tuần hoàn của lười cũng có một van đặc biệt, ngăn chặn được sự tụ máu trên đầu.

Lười di chuyển chậm chạp trên người có thể bê bết bùn đất, rêu .. Nhưng thật ra chúng không hề bốc mùi, vì chúng không toát mồ hôi. Và điều này có ý nghĩa rất lớn khi giúp chúng tránh được khả năng đánh hơi của những loài ăn thịt, và dễ dàng hòa vào môi trường tự nhiên.

Hệ tiêu hóa của lười cũng chậm tương đương như cơ thể nó. Thỉnh thoảng, lười cũng bò xuống đất đi tìm nước uống và đi vệ sinh, nhưng rất ít. Một tuần nó xuống đất một lần để loại bỏ chất thải.

Ngón chân con lười cong vào sẳn để treo mình lên cây và không cần bám vào bất cứ vật gì. Chúng chỉ cần móc móng vuốt qua cành cây. Khi sinh con, con của chúng cứ việc nằm và ngủ trên bụng con lười mẹ, và cả ăn, và đi vệ sinh ngay trên mình mẹ nó. Khi những cánh rừng bị ngập nước, chúng cũng có thể bơi đi tìm cành cây khác, nhưng cũng rất hiếm.

Chế độ ăn của con lười rất kém đa dạng về mặt dinh dưỡng, cùng với đó là sự chầm chậm ít di chuyển để tìm kiếm thức ăn, bởi vậy chúng cần dạ dày có kích thước lớn và có nhiều buồng để có thể chứa được nhiều thức ăn. Con lười có thể mất đến hàng tháng trời để tiêu hóa hết 1 bữa ăn, và nó cần một lối sống ít hoạt động để giữ cho việc dị hóa năng lượng ở mức càng thấp càng tốt điều này thường làm thân nhiệt của con lười hạ xuống rất thấp. Khi thân nhiệt xuống quá thấp, hệ vi khuẩn đường ruột của chúng sẽ dừng hoạt động, đồng nghĩa với việc dù đã ăn đủ cho cả tháng trời, nhưng con lười vẫn có thể chết đói, bởi vì thức ăn trong đường tiêu hóa của chúng không hề bị tiêu hóa.

 

 

 

 

 

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Hệ thống hô hấp ống khí của côn trùng

Cá hô hấp bằng mang; động vật có vú, động vật bò sát hô hấp bằng phổi, loài lưỡng cư còn có thể hô hấp qua da. Ở côn trùng cơ quan hô hấp của chúng là hệ thống ống khí, quá trình trao đổi khí diễn ra trực tiếp giữa cơ quan hô hấp với các tế bào. Côn trùng vì thế không có mũi như động vật trên cạn khác.

Hệ thống ống khí spiracles trên da giúp đưa oxi tiếp xúc trực tiếp với từng tế bào mà không cần thông qua hệ tuần hoàn. Những lỗ ngoài da này, đóng vai trò như các van đóng mở, dẫn không khí đến hệ thống hô hấp nội bộ bằng rất nhiều các ống có mật độ dày đặc được gọi là tracheae.

Hệ thống hô hấp của côn trùng hoạt động như một miếng bọt biển. Bọt biển có những lỗ nhỏ để nước vào bên trong làm ẩm miếng bọt biển. Tương tự như vậy, các lỗ hổng trên da (spiracle) cho phép không khí vào hệ thống khí quản nội bộ thấm các mô của côn trùng với oxy. Carbon dioxide được chuyển hóa cũng thoát ra khỏi cơ thể thông qua các spiracles. Các spiracles có thể được mở và đóng một cách hiệu quả để giảm sự mất nước. Các van spiracles được điều khiển bởi các cơ xung quanh nó.

Côn trùng có thể kiểm soát hô hấp ở nhiều mức độ. Một con côn trùng có thể mở và đóng spiracles bằng cách sử dụng các cơ. Ví dụ, một con côn trùng sống trong môi trường khô cằn, sa mạc có thể giữ các van spiracle đóng lại để tránh mất độ ẩm. Ngoài ra, côn trùng có thể đẩy không khí xuống khí quản bằng việc mở liên tục các van spiracles, do đó đẩy nhanh việc cung cấp oxy. Trong trường hợp nhiệt độ cao, côn trùng thậm chí có thể thổi không khí bằng cách luân phiên mở các spiracles.

Tuy nhiên, tỷ lệ oxy trong không khí là không thể kiểm soát. Từ thời tiền sử, tỷ lệ oxy trong không khí rất cao, do đó côn trùng sử dụng hệ thống hô hấp này và nó có kích thước to hơn rất nhiều so với hiện nay. Ngày nay tỷ lệ oxy thấp hơn nên kích thước của cồn trùng cũng vì thế mà nhỏ đi.

Khi ở dưới nước côn trùng vẫn có những cách riêng để tồn tại. 

Oxy chiếm 20% trong không khí và chiếm khoảng 0,00015% trong nước. Mặc dù vậy, một số loài ấu trùng côn trùng vẫn có thể sống trong nước trước khi chúng trưởng thành.