Cảnh tượng chim sẻ ríu rít hàng trăm con đua về đậu trên những ngọn cau đã dần xa rời các làng quê Việt. Các loại bẫy thi nhau tiêu diệt loài vật này. Từ bẫy dính, bẫy âm thanh, bẫy lưới khiến cho những tổ chim hoang vắng, những quả trứng lạnh lẽo và lũ sẻ con chết đói. Đưa sẻ lên bàn nhậu đã và đang tiêu diệt nét quê hữu tình.
Dẫu biết sẻ quá nhiều sẽ làm thiệt hại về thóc và mùa màng, dẫu biết rằng một chút thịt sẻ sẽ làm các quý ông đề cao năng lực. Nhưng thực sự con người đã và đang không thoát khỏi sự tàn ác của chính mình. Con người không biết rằng sẻ chính là loài bắt sâu bọ vô cùng có ích. Tại sao con người lại bắt nạt những con vật bé nhỏ. Tại sao không thể cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận tiếng kêu ríu rít thành bầy. Cắm đầu vào bàn nhậu, cắm đầu vào vài ba đồng lẻ để thôn quê hoang vắng, một tiếng chim thanh bình tìm cũng khó. Chúng ta đang học theo lối sống tàn nhẫn điệt chim sẻ của trong những năm 1958 tại Trung Quốc. Diệt chim sẻ, châu chấu đã phá nát mùa màng và gây nạn đói tại Trung Quốc.
Những chú sẻ màu lông nâu hiền lành như đất, mỗi lần về quê tôi lên trần nhà ngắm lũ sẻ rúc rích nơi đầu hè, trên ngọn tre, ngọn cau mùa làm tổ mà vui. Những mùa này vắng tiếng sẻ buồn đến nao lòng. Nghe vài người tỷ tê vui sướng dăm ba câu truyện bẫy sẻ mà lại thấy lòng hoang vắng lạ kỳ.
Rất nhiều người tiếc sẻ, nhưng nào ai ngăn được lòng tham con người. " Những đàn chim se sẻ bay về thường báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một vụ mùa mới của bà con quanh năm lấm lem bùn đất. Chim sè sẻ về, niềm vui, nỗi buồn của người dân quê như cũng được chia sẻ bớt. Bờ tre, gốc rạ cũng trở nên vui hơn, có hồn hơn. Vậy mà, dần dần, những bầy chim sẻ thưa dần đi, những đôi cánh sè sẻ nghi ngờ và hoang mang hơn khi chạm vào từng miếng đất, từng khoảnh ruộng của làng quê Việt hiện đại."
Dẫu biết sẻ quá nhiều sẽ làm thiệt hại về thóc và mùa màng, dẫu biết rằng một chút thịt sẻ sẽ làm các quý ông đề cao năng lực. Nhưng thực sự con người đã và đang không thoát khỏi sự tàn ác của chính mình. Con người không biết rằng sẻ chính là loài bắt sâu bọ vô cùng có ích. Tại sao con người lại bắt nạt những con vật bé nhỏ. Tại sao không thể cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận tiếng kêu ríu rít thành bầy. Cắm đầu vào bàn nhậu, cắm đầu vào vài ba đồng lẻ để thôn quê hoang vắng, một tiếng chim thanh bình tìm cũng khó. Chúng ta đang học theo lối sống tàn nhẫn điệt chim sẻ của trong những năm 1958 tại Trung Quốc. Diệt chim sẻ, châu chấu đã phá nát mùa màng và gây nạn đói tại Trung Quốc.
Những chú sẻ màu lông nâu hiền lành như đất, mỗi lần về quê tôi lên trần nhà ngắm lũ sẻ rúc rích nơi đầu hè, trên ngọn tre, ngọn cau mùa làm tổ mà vui. Những mùa này vắng tiếng sẻ buồn đến nao lòng. Nghe vài người tỷ tê vui sướng dăm ba câu truyện bẫy sẻ mà lại thấy lòng hoang vắng lạ kỳ.
Rất nhiều người tiếc sẻ, nhưng nào ai ngăn được lòng tham con người. " Những đàn chim se sẻ bay về thường báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một vụ mùa mới của bà con quanh năm lấm lem bùn đất. Chim sè sẻ về, niềm vui, nỗi buồn của người dân quê như cũng được chia sẻ bớt. Bờ tre, gốc rạ cũng trở nên vui hơn, có hồn hơn. Vậy mà, dần dần, những bầy chim sẻ thưa dần đi, những đôi cánh sè sẻ nghi ngờ và hoang mang hơn khi chạm vào từng miếng đất, từng khoảnh ruộng của làng quê Việt hiện đại."
Sẻ khướu trống |
Ngày xưa, lũ nhỏ chúng tôi thường đi bắt sẻ cam. Nuôi chúng lớn, chúng theo người, khôn lắm. Thiên nhiên vui vầy, có ong, có cá, có chuồn chuồn, có châu chấu, có bướm .. Giờ thì chỉ có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ những con đường bê tông vắng lạnh. Dù sao cũng cầu mong đất nước phát triển, tư duy của người dân về thiên nhiên được nâng cao. Con cháu chúng ta không phải cắm cổ vào điện tử vào game. Chúng có quyền tận hưởng thiên nhiên và cảm nhận tình cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên chính là tài sản mà chúng ta phải biết để lại cho thế hệ con cháu.
Đôi phần tập tính của chim sẻ:
Chim sẻ là động vật ăn hạt, trái cây và ăn sâu, nhưng nó có thể thay đổi tập quán ăn uống khi sống gần gũi với con người.
Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây. Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.
Chim sẻ trưởng thành ăn hạt là chủ yếu nhưng nuôi con bằng sâu. Nuôi con bằng sâu giúp chim non tiêu hóa tốt và trưởng thành nhanh.