This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

Cá sấu - Nước mắt cá sấu

Hiện tượng cá sấu chẩy nước mắt là do chúng đang bài tiết muối khỏi cơ thể qua đường nước mắt. Nước mắt cá sấu không phải do chúng buồn bực điều gì cả. Giống bò sát với não nhỏ này luôn là loài vật khát máu hung tợn chứ không có một chút mềm yếu nào. Mỗi khi nuốt chửng con mồi chúng lại tiết ra nước mắt có lẫn muối.


Hiện tượng nước mắt cá sấu làm cho con người liên tưởng đến sự ăn năn khi làm việc ác. Cũng chính vì thế thành ngữ nước mắt cá sấu có ý ám chỉ chỉ sự giả tạo bề ngoài thương hại kẻ khác nhưng trong lòng lại vui sướng vô cùng.

Ngoài tự nhiên mắt cá sấu rất tinh tường, thậm chí chúng nhìn được cả trong bóng tối. Trong bóng đêm, mắt cá sấu vẫn có thể nhìn rõ mọi vật. Mắt cá sấu có chứa các tinh thể guanine, tạo thành lớp tapetum lucidum, nằm ở phía sau võng mạc. Điều này giúp mắt cá sấu phản xạ được ánh sáng và giúp chúng nhìn được trong bóng tối.

Vảy cá sấu thu nhiệt từ Mặt trời. Nhiệt độ cơ thể của cá sấu phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài, vì vậy chúng được xếp vào nhóm động vật máu lạnh. Vảy trên da cá sấu chưa nhiều mạch máu, bao gồm mạng lưới các mao mạch nhỏ giúp đẩy máu qua vảy nóng, thu nhiệt từ mặt trời. Nhờ đó máu trong cơ thể được làm nóng lên và giữ ấm cho cơ thể. Vì vậy, khi muốn nhiệt độ tăng lên, cá sấu thường phơi nắng. Khi cần mát, chúng thường ẩn vào bóng râm hoặc dìm mình vào nước.

 Cá sấu có thể bật thẳng đứng tấn công con mồi, hoặc đi bộ kiễng chân cao khỏi vùng cát nắng. Tuy nhiên, cá sấu có khả năng tấn công con mồi khá nhanh bằng cách tăng tốc bật thẳng đứng. Nó có thể lắc lư chiếc đuôi để tạo lực đẩy và bất ngờ phóng thẳng lên không trung theo chiều thẳng đứng và tấn công con mồi. 

Khi nằm trên cạn, cá sấu thường mở miệng. Thói quen này không phải là một cử chỉ khiêu khích của chúng, mà là do cá sấu tự làm mát mình: bằng cách để mồ hôi thoát qua miệng.

Vịt con và hiện tượng hiệu ứng vịt con

Vịt nhà là động vật đẻ rơi trứng và không có khả năng ấp trứng như gà, vịt trời, ngan. Việc chú vịt con sinh ra không biết mẹ chúng là con nào là chuyện dễ gặp. Khi chú vịt con nở, nó được lập trình là nhìn cái gì chuyển động đầu tiên là mẹ của nó. Dù là chú gà hay con người, miễn là khi chúng ta xuất hiện lúc nó mới nở, nó sẽ mặc định ta là mẹ nó.

 


Hiệu ứng chú vịt con đặt ra vấn đề là chúng ta khó khăn trong chấp nhận sự thay đổi, để đón nhận những làn gió mới mẻ dù nó khoa học hơn, đúng đắn hơn. Không có gì là vĩnh cửu, mọi thứ đều phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu cuộc sống, và chúng ta cũng cần tập thay đổi định kiến thì mới hòa nhập được với thế giới đổi thay từng ngày.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Chim sẻ trên cánh đồng Việt Nam

Cảnh tượng chim sẻ ríu rít hàng trăm con đua về đậu trên những ngọn cau đã dần xa rời các làng quê Việt. Các loại bẫy thi nhau tiêu diệt loài vật này. Từ bẫy dính, bẫy âm thanh, bẫy lưới khiến cho những tổ chim hoang vắng, những quả trứng lạnh lẽo và lũ sẻ con chết đói. Đưa sẻ lên bàn nhậu đã và đang tiêu diệt nét quê hữu tình.



Dẫu biết sẻ quá nhiều sẽ làm thiệt hại về thóc và mùa màng, dẫu biết rằng một chút thịt sẻ sẽ làm các quý ông đề cao năng lực. Nhưng thực sự con người đã và đang không thoát khỏi sự tàn ác của chính mình. Con người không biết rằng sẻ chính là loài bắt sâu bọ vô cùng có ích. Tại sao con người lại bắt nạt những con vật bé nhỏ. Tại sao không thể cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận tiếng kêu ríu rít thành bầy. Cắm đầu vào bàn nhậu, cắm đầu vào vài ba đồng lẻ để thôn quê hoang vắng, một tiếng chim thanh bình tìm cũng khó. Chúng ta đang học theo lối sống tàn nhẫn điệt chim sẻ của trong những năm 1958 tại Trung Quốc. Diệt chim sẻ, châu chấu đã phá nát mùa màng và gây nạn đói tại Trung Quốc.



Những chú sẻ màu lông nâu hiền lành như đất, mỗi lần về quê tôi lên trần nhà ngắm lũ sẻ rúc rích nơi đầu hè, trên ngọn tre, ngọn cau mùa làm tổ mà vui. Những mùa này vắng tiếng sẻ buồn đến nao lòng. Nghe vài người tỷ tê vui sướng dăm ba câu truyện bẫy sẻ mà lại thấy lòng hoang vắng lạ kỳ.



Rất nhiều người tiếc sẻ, nhưng nào ai ngăn được lòng tham con người. " Những đàn chim se sẻ bay về thường báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một vụ mùa mới của bà con quanh năm lấm lem bùn đất. Chim sè sẻ về, niềm vui, nỗi buồn của người dân quê như cũng được chia sẻ bớt. Bờ tre, gốc rạ cũng trở nên vui hơn, có hồn hơn. Vậy mà, dần dần, những bầy chim sẻ thưa dần đi, những đôi cánh sè sẻ nghi ngờ và hoang mang hơn khi chạm vào từng miếng đất, từng khoảnh ruộng của làng quê Việt hiện đại."

Sẻ khướu trống
Ngày xưa, lũ nhỏ chúng tôi thường đi bắt sẻ cam. Nuôi chúng lớn, chúng theo người, khôn lắm. Thiên nhiên vui vầy, có ong, có cá, có chuồn chuồn, có châu chấu, có bướm .. Giờ thì chỉ có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ những con đường bê tông vắng lạnh. Dù sao cũng cầu mong đất nước phát triển, tư duy của người dân về thiên nhiên được nâng cao. Con cháu chúng ta không phải cắm cổ vào điện tử vào game. Chúng có quyền tận hưởng thiên nhiên và cảm nhận tình cảm với thiên nhiên. Thiên nhiên chính là tài sản mà chúng ta phải biết để lại cho thế hệ con cháu.

Đôi phần tập tính của chim sẻ:

Chim sẻ là động vật ăn hạt, trái cây và ăn sâu, nhưng nó có thể thay đổi tập quán ăn uống khi sống gần gũi với con người. 

Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây. Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.

Chim sẻ trưởng thành ăn hạt là chủ yếu nhưng nuôi con bằng sâu. Nuôi con bằng sâu giúp chim non tiêu hóa tốt và trưởng thành nhanh.  

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Chim cú mèo

Cú mèo là loài chim thích đi săn trong màn đêm. Loài cú có tầm nhìn ban đêm cực kỳ tốt. Chúng có thể tự "giấu" đi sự hiện diện của mình mà không để lộ một tí âm thanh nào.

Khác với những loài chim ồn ào. Riêng với cú, khi bay chúng gần như không phát ra âm thành nào, kể cả tiếng xào xạc.



Để có khả năng này, lông vũ của chim cú được tạo hóa thiết kế với khả năng khí động học cực cao, nó hấp thu được rung động và triệt tiêu được tiếng đập cánh, kết quả là cú tấn công vồ mồi sẽ hoàn toàn yên lặng, nạn nhân không biết được chim cú bay tới từ lúc nào.

Mỗi khi chim cú vỗ cánh, thiết kế lông vũ trên cánh của nó có khả năng biến đổi động năng thành nhiệt năng, giúp triệt tiêu được tiếng động của việc đập cánh. So với lông chim ưng, cánh của chim cú trông xù xì hơn rất nhiều. Thế nhưng chính sự xù xì đó lại tạo ra sự im lặng chết chóc cho con mồi.

Và nhìn chung cánh của chim cú trông rộng và lớn hơn đôi cánh gai góc của chim ưng rất nhiều. Vì thế tuy chúng bay chậm hơn nhiều, nhưng lại giữ được thời gian bay ổn định. Khi bay cú mèo không cần phải đập cánh liên tục. Càng ít đập cánh, càng ít âm thanh.

Chim hồng hạc

Chim hồng hạc là loài chim có vẻ đẹp kiêu sa. Loài chim này có rất nhiều bí mật có thể có rất nhiều bí mật mà chúng ta chưa biết. Và hãy cùng chúng tôi khám phá

Mỏ hồng hạc có cấu tạo độc nhất trong thế giới loài chim, không bao gồm mỏ dưới nhỏ cử động theo mỏ trên lớn hơn. Thay vào đó, mỏ trên mới là bộ phận có thể cử động và cũng nhỏ hơn mỏ dưới rất nhiều. Đây là cách để chim hồng hạc thích nghi với phương thức ăn đặc biệt khi dùng chiếc mỏ theo một cách ngược đời.


Lý do là thay vì chủ động đi săn như các loài thủy cầm khác, chúng là loài ăn lọc, tựa nhự cá voi sừng tấm. Để làm điều này, đầu tiên hồng hạc hút nước vào cổ họng bằng cách rút lưỡi của chúng ngược vào trong. Sau đó, chúng đóng miệng và dùng lưỡi đẩy nước ra ngoài qua một cấu trúc giống như tổ ong ở mỏ trên.

Hồng hạc có thể lặp lại quá trình này đến 4 lần/giây, lọc ra mọi thứ trong nước mà chúng khuấy lên bằng chân, chủ yếu là tảo và các loài giáp xác nhỏ. Những thức ăn này cũng là nguyên nhân khiến hồng hạc có màu hồng do chứa sắc tố carotenoid.

Sáu tố đỏ phổ biến trong tự nhiên và cũng là lí do cà chua, cà rốt có màu đỏ. Qua nhiều năm tháng, sắc tố này tích tụ trong cơ thể hồng hạc từ từ biến bộ lông vũ màu trắng hoặc xám của chúng thành màu đỏ hoặc hồng.

Khoảng 2 tháng sau khi trứng nở, trong khi chờ mỏ của chim non phát triển, chúng được bố mẹ cho ăn. Chất lỏng giàu chất béo và protein được tiết ra từ một tuyến đặc biệt lót ở toàn bộ phần trên của bộ máy tiêu hóa. Sự tiết sữa diều được tạo ra bởi prolactin, protein kích thích sản xuất sữa ở động vật có vú. Ở loài hồng hạc, cả chim cái và chim đực đều tiết ra chúng.

Về mặt thành phần dinh dưỡng, sữa hồng hạc khá giống sữa thật nhưng có một khác biệt lớn. Sữa hồng hạc chứa đầy tế bào máu đỏ và sắc tố nên có màu đỏ thẫm.
Tại sao hồng hạc đứng mãi bằng một chân mà không mỏi?
Cũng giống như ngựa luôn ngủ đứng hay dơi ngủ ở tư thế treo ngược, cơ thể hồng hạc tiến hóa tự "cố định" chân để giúp tiết kiệm được năng lượng.
Để lý giải cho chuyện này, các chuyên gia cho rằng điểm mấu chốt nằm ở bộ khớp chân đặc biệt của hồng hạc. Khi chân đặt đúng vị trí, các khớp chân gần như tự động cố định, bất kể ống chân dịch chuyển như thế nào. Ngay cả trên xác của hồng hạc, cơ chế này vẫn hoạt động như vậy.
"Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cơ bắp khi đứng bằng một chân của loài hồng hạc thực sự thấp hơn so với khi đứng bằng hai chân", các chuyên gia nói.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã khám phá ra sự thật rằng chân của loài hồng hạc có kết cấu hỗ trợ tư thế một cách chuẩn xác và phù hợp để chân chúng được giữ thẳng cố định một cách yên vị. Hay nói cách khác, chúng gần như không tiêu tốn sức mạnh cơ bắp nhiều khi duy trì dáng đứng đó.
Điều này nghe có vẻ hơi khó hiểu vì thông thường, con người chúng ta sẽ nghĩ rằng đứng trên 1 chân thực sự khó và tốn sức hơn nhiều so với 2 chân. Nhưng thiên nhiên là vậy, luôn chứa đầy những điều bất ngờ và không thể đoán trước được.

Sữa chim, sự thật lạ lùng

Không có vú nhưng chim cũng có sữa, nghe rất lạ lùng. Nhưng đó lại là sự thực ít người biết. Không giống các loài thú, loài chim thường phải nuôi con bằng thức ăn thô ngay từ lúc con mới nở. Trong quá trình tiến hoá, nhiều loài chim đã tìm cách khắc phục nhược điểm trên. Có thể kể đến là các loài chim trong họ bồ câu, chim hồng hạc, chim cánh cụt hoàng đế đực. Sữa được chim tiết ra từ một cơ quan gần cuống họng nên còn gọi là sữa diều.



Không vú vẫn ra sữa 

Bồ câu thường ăn chủ yếu các loại hạt ngũ cốc và hạt trái cây rừng, ít khi ăn côn trùng. Con non mới sinh, tốc độ tăng trưởng rất nhanh nên cần một lượng lớn chất bổ dưỡng, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu đạm, trong khi đó dạ dày chim non lại phát triển chưa hoàn chỉnh nên không thể tiêu hoá các loại hạt ngũ cốc. Do vậy, chim mẹ phải nuôi con bằng sữa diều. Trước khi con non nở vài ngày, chim bố và chim mẹ sẽ bắt đầu tiết ra sữa diều. Việc tiết sữa tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhưng hạt và trái cây chứa ít chất đạm, đó là lý do vì sao bồ câu chỉ đẻ hai trứng trong mỗi mùa sinh sản và cả chim trống mái đều tham gia tiết sữa diều nuôi con. Vào tuần đầu tiên, chim bố mẹ hạn chế ăn để tránh lẫn hạt vào sữa của con. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ hai, chim bố và mẹ sẽ pha lẫn hạt vào thành phần thức ăn của con cho quen dần. Còn với hồng hạc chúng sẽ bón sữa cho con bằng mỏ, sữa của chúng có mầu đỏ đặc trưng.



Sữa bò còn thua
Sữa diều của bồ câu hơi giống sữa của động vật có vú, nó là một chất bán rắn màu vàng nhạt giống như phômai. Hàm lượng protein và chất béo chứa trong sữa diều cao hơn cả sữa bò và sữa người. Thành phần bao gồm chất chống oxy hoá, chất miễn dịch, protein, lipit, muối khoáng, vitamin và các loại men tiêu hoá như amylaza, sarcaraza giúp con non dễ hấp thụ hơn.

Ông bố tuyệt vời
Chim cánh cụt hoàng đế đực, được mệnh danh là ông bố “number one” của giới động vật. Nơi chúng sinh sống là một thế giới vô cùng lạnh lẽo. Không những con chim cánh cụt con luôn được sưởi ấm trong đôi cánh ấm áp của chim cánh cụt bố mà chúng còn được chăm sóc tỉ mỉ.

Chim cánh cụt hoàng đế giao phối vào mùa đông. Chim cánh cụt mẹ đẻ ra xong một quả trứng rồi cuộn nó vào chân của chim cánh cụt bố, sau đó chim mẹ nhanh chóng rời đi kiếm ăn bổ sung dinh dưỡng để chim cánh cụt bố chăm sóc cho trứng.

Chim cánh cụt bố phải nhịn ăn hơn 100 ngày để chờ con chúng ra đời. Chúng phải chịu đựng những cơn gió lạnh tột độ và thậm chí những chú chim cánh cụt bố phải túm tụm lại với nhau để tạo thành một nhóm lớn nhằm giữ ấm cho những đứa con bé bỏng sắp chào đời.

Nếu chim cánh cụt mẹ không trở lại đúng thời gian sau khi trứng nở, chim cánh cụt bố sẽ tạo ta một chất giống như sữa đặc từ thực quản của chúng để nuôi con. Chim cánh cụt con được bố mẹ sưởi ấm cho đến khi chúng đủ lông đủ cánh.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Các loại chó cảnh

1) Phốc sóc

Đây là loài chó vô cùng nhỏ nhắn và đáng yêu, toàn thân được phủ một lớp lông dày xù, khiến thân hình của chúng bị phồng to hơn so với thực tế. Loài chó này rất được người yêu chó cảnh ưa chuộng vì chúng rất khôn, biết vâng lời, trung thành, và sủa rất dai nên rất thích hợp với việc giữ nhà. Nhược điểm duy nhất của chúng là vì quá nhỏ bé, khung xương yếu nên chúng rất dễ bị chấn thương nếu chủ vô ý hoặc đùa giỡn quá mạnh tay.



2) Poodle

Poodle là giống chó lội nước và săn vịt trời nổi tiếng của Pháp (hoặc Đức). Chúng có bộ lông rất dày và xoăn tít như những chú cừu, giúp chúng giữ ấm khi ngụp lặn trong các vùng đầm lầy châu Âu. Chó Poodle có 3 kích thước phổ biến là toy (cao dưới 25cm), mini (25 – 40cm) và standard (cao trên 40cm). Những chú toy Poodle được xếp vào một trong những giống chó cảnh đẹp và đáng yêu nhất thế giới. Ở Việt Nam, toy Poodle là giống được nuôi phổ biến nhất, ngoài ra còn 2 giống khác (không được công nhận chính thức) là tiny poodle và teacup Poodle.



3. Siberian Husky

Chó Husky xuất xứ từ vùng Siberia - Nga và là loài có họ hàng rất gần với chó sói. Từ hàng nghìn năm trước, người ta đã lai tạo và nhân giống chó Husky để kéo xe tuyết và chuyên chở hàng hóa khắp khu vực Siberia. Những chú chó Husky có thân hình khiêm tốn nhưng cân đối, dáng vẻ dũng mãnh và cực kỳ dẻo dai. Chúng có thể chạy và kéo xe liên tục hàng chục cây số trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà không cần dừng nghỉ. Lông chó Husky có 2 lớp và rất dày giúp giữ ấm cơ thể trong thời tiết xuống tới - 50 độ. Ngày nay, người ta ít dùng chó Husky để kéo xe mà thường nuôi làm thú cưng trong nhà vì vẻ đẹp hút hồn của chúng.


4) Chó Alaska
Có chung nguồn gốc với Husky nhưng chó Alaska có những đặc điểm khác biệt thấy rõ như kích cỡ to hơn, lông dài hơn, đuôi cong xù hoặc thẳng chứ không cụp như Husky.



5) Golden Retriever
Golden là giống chó săn có nguồn gốc từ Anh, được lai tạo qua nhiều thế hệ từ rất nhiều giống chó khác nhau. Golden là giống chó có bản năng săn mồi rất mạnh mẽ, khả năng dò tìm dấu vết dựa vào mùi rất tốt, vì vậy chúng được cảnh sát nhiều nước trên thế giới dùng để dò tìm ma túy và chất nổ. Tuy là giống chó săn nhưng với con người chúng rất hiền lành, thân thiện, nghịch ngợm và đặc biệt trung thành. Chó Golden có thân hình cân đối, khỏe khoắn. Bộ lông có màu đa dạng, từ vàng kem đến nâu (màu đỏ không được công nhận là Golden).



6) Beagle

Với chiếc đầu to, mõm ngắn vuông, đôi mắt tròn xoe và cặp tai lớn lúc nào cũng cụp xuống, giống chó nhỏ bé này rất được ưa chuộng vì vẻ đẹp và sự dễ thương của chúng. Loài chó này rất thông minh và biết nịnh, thích được vuốt ve cưng nựng, đặc biệt dù nhỏ con nhưng chúng săn bắt rất giỏi.



7) Chó Becgie Đức

là giống chó cỡ trung bình, nặng từ 20 – 40kg, cao 55 – 65cm, xuất xứ từ Đức. Đây là một giống chó khá mới trong gia phả loài chó, được lai tạo lần đầu vào năm 1899 ở Đức, thuộc nhóm chó chăn gia súc. Ban đầu được gây giống để chăn cừu, về sau được huấn luyện để phục vụ trong cảnh sát và quân đội do sự thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, trung thành và có khả năng tuân thủ tốt mệnh lệnh trong huấn luyện. Chó Becgie là giống chó phục vụ nhiều nhất trong lực lượng cảnh sát ở các nước trên thế giới.



8) Chó Corgi
Đít to chân ngắn đuôi ngắn, cân nặng từ 10-13kg. Chó thích chạy nhảy mỗi ngày, nếu không sẽ cắn phá đồ đạc.



9) Chó bull Anh

Loài này lười vận động chỉ thích ăn và ngủ. Chúng có thể nằm nhà cả ngày, không phá phách đồ đạc. Chúng phàm ăn, dễ nuôi và cũng dễ béo phì :)